Thời tiết nóng ẩm mùa hè được xem là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Không chỉ khiến thực phẩm mau hỏng, vi khuẩn còn gây bệnh cho con người. Vi khuẩn có ở mọi nơi xung quanh chúng ta như phân, nước thải, rác bụi, không khí..., thực phẩm tươi sống cũng là ổ chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Thực phẩm được xem là an toàn khi được nấu ở nhiệt độ đủ cao và thời gian đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
Nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32oC, thực phẩm nấu chín để bên ngoài (không để vào tủ lạnh) trong khoảng 1 giờ sẽ không còn an toàn. Đặc biệt các thức ăn còn thừa sau bữa ăn chỉ cần một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể sinh sôi đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm. Hay gặp và nguy hiểm là ngộ độc thực phẩm gây bệnh thương hàn (do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn Salmonella); ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy (do thực phẩm nhiễm vi khuẩn Escherichia) và ngộ độc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Chostridium perfringens là nguy hiểm hơn cả.
Vì loại Chostridium perfringens có thể tồn tại ở dạng nha bào chịu nhiệt trong thực phẩm không bị tiêu diệt khi đun nấu. Khi nhiễm vào thức ăn vi khuẩn này qua dạ dày xuống ruột và tiết độc tố gây ngộ độc rất nguy hiểm, ngộ độc loại này ít gặp hơn so với Salmonella và Escherichia.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Tốt nhất là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm (từ đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín), nấu thức ăn chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thức ăn đã nấu chín chờ đến lúc nguội mới đưa vào tủ lạnh ở ngăn riêng cách ly với ngăn để thực phẩm tươi sống. Thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt cũng như các loại phủ tạng động vật nên rửa sạch máu, chất thải bẩn và để trong hộp kín. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là: thực phẩm thông thường 8oC, sữa 4oC, thịt tươi 3oC, kem lạnh -18oC, thịt ướp đá -18oC, cá ướp đá -20oC. Thực phẩm đông lạnh phải làm tan băng đá, rửa sạch trước khi chế biến, nấu nướng để cho các phần nằm bên trong đạt nhiệt độ theo yêu cầu và chín đều, tránh hiện tượng chỉ chín phần ngoài mà phần bên trong vẫn sống.
Nếu nhiệt độ ngoài trời trên 32oC, thực phẩm nấu chín để bên ngoài (không để vào tủ lạnh) trong khoảng 1 giờ sẽ không còn an toàn. Đặc biệt các thức ăn còn thừa sau bữa ăn chỉ cần một vài giờ là số lượng vi khuẩn có thể sinh sôi đạt đến mức gây ngộ độc thực phẩm. Hay gặp và nguy hiểm là ngộ độc thực phẩm gây bệnh thương hàn (do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn Salmonella); ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy (do thực phẩm nhiễm vi khuẩn Escherichia) và ngộ độc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Chostridium perfringens là nguy hiểm hơn cả.
Vì loại Chostridium perfringens có thể tồn tại ở dạng nha bào chịu nhiệt trong thực phẩm không bị tiêu diệt khi đun nấu. Khi nhiễm vào thức ăn vi khuẩn này qua dạ dày xuống ruột và tiết độc tố gây ngộ độc rất nguy hiểm, ngộ độc loại này ít gặp hơn so với Salmonella và Escherichia.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Tốt nhất là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ngăn ngừa vi khuẩn nhiễm chéo vào thực phẩm (từ đồ dùng, từ thực phẩm sống và chín), nấu thức ăn chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc thùng đá.
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Thức ăn đã nấu chín chờ đến lúc nguội mới đưa vào tủ lạnh ở ngăn riêng cách ly với ngăn để thực phẩm tươi sống. Thực phẩm tươi sống như thủy sản, thịt cũng như các loại phủ tạng động vật nên rửa sạch máu, chất thải bẩn và để trong hộp kín. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là: thực phẩm thông thường 8oC, sữa 4oC, thịt tươi 3oC, kem lạnh -18oC, thịt ướp đá -18oC, cá ướp đá -20oC. Thực phẩm đông lạnh phải làm tan băng đá, rửa sạch trước khi chế biến, nấu nướng để cho các phần nằm bên trong đạt nhiệt độ theo yêu cầu và chín đều, tránh hiện tượng chỉ chín phần ngoài mà phần bên trong vẫn sống.
Theo Eva.vn
Sưu tầm: Masgroup.vn